Kem chống nắng được biết đến với công dụng chính giúp bảo vệ da khỏi tia cực tím và các tác nhân gây hại ngoài môi trường. Tuy nhiên, nhiều chị em thắc mắc kem chống nắng sẽ có tác dụng trong bao lâu, và để kem chống nắng lâu trên da liệu có gây hại cho làn da không? Hãy cùng M.O.I Cosmetics tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Kem chống nắng hoạt động dựa trên 2 cơ chế là tán xạ tia UV hoặc hấp thụ và phân giải tia UV thành nhiệt. Để kem chống nắng có hiệu quả lâu trên da, bạn sẽ cần chú ý một số nguyên tắc khi sử dụng.
Kem chống nắng bảo vệ da trong thời gian bao lâu?
Chỉ số SPF và PA thể hiện khả năng và thời gian chống nắng hiệu quả
Trong điều kiện bình thường, kem chống nắng có hiệu quả bảo vệ da trong khoảng từ 2 - 3 tiếng và tối đa là 6 - 8 tiếng. Thời gian hiệu quả của mỗi loại kem chống nắng sẽ phụ thuộc vào 2 chỉ số chống nắng là SPF và PA. Cụ thể:
SPF (Sun Protection Factor): Là chỉ số đo lường khả năng ngăn chặn tia UVB. Theo định mức Quốc tế, 1 SPF có khả năng bảo vệ da và hạn chế tác hại của tia UVB trong khoảng 10 phút. Ví dụ kem chống nắng có chỉ số SPF 30 sẽ có hiệu quả trong khoảng 300 phút (5 giờ); kem chống nắng có chỉ số SPF 50 có thể bảo vệ da trong khoảng 500 phút (8,3 giờ).
PA (Protection Grade of UVA): Là chỉ số thể hiện khả năng lọc tia UVA của kem chống nắng:
PA+: Khả năng chống tia UVA đạt từ 40 - 50%, hiệu quả trong khoảng 4 giờ.
PA++: Khả năng chống tia UVA ở mức 60 - 70%, hiệu quả trong khoảng 6 giờ.
PA+++: Khả năng chống tia UVA tốt đến 90%, hiệu quả trong khoảng 12 giờ.
PA++++: Khả năng chống tia UVA trên 95%, hiệu quả lên đến 16 giờ.
Để kem chống nắng lâu trên da có gây hại gì cho da không?
Hiện nay, chỉ số SPF của kem chống nắng được quy định tối thiểu là 15 và tối đa là 100 (tương đương với khả năng chống nắng từ 2,5 - 16 giờ). Có thể thấy, kem chống nắng được thiết kế nhằm mục đích chống nắng cho da trong thời gian dài, nên để kem chống nắng lâu trên da sẽ không gây hại, ngược lại còn có tác dụng bảo vệ da.
Đồng thời để kem chống nắng lâu trên da cũng là một cách bảo vệ da hiệu quả khi bạn không ra ngoài, bởi tia UV không chỉ có trong ánh nắng mặt trời mà còn có thể phát ra từ laptop, ipad, thiết bị di động...
Nguyên tắc sử dụng kem chống nắng đúng cách
Mặc áo khoác chống nắng có chất liệu UPF khi ra ngoài
Thoa đều và đủ lượng
Thoa kem chống nắng quá ít hoặc quá mỏng sẽ làm giảm hiệu quả chống nắng, ngược lại thoa quá nhiều có thể làm bít tắc lỗ chân lông gây hình thành mụn, kích ứng hoặc các vấn đề về da khác.
Lượng kem chống nắng cho mặt thích hợp cho khuôn mặt là khoảng 1,2g (kích cỡ tương tự 1 đồng xu) và cho cả cơ thể là khoảng 20 - 30g. Bạn nên chấm đều kem chống nắng lên các vùng da cần chống nắng, sau đó thao tác táp đều để kem chống nắng thẩm thấu hoàn toàn vào da.
Xem thêm: Thử ngay cách bôi kem chống nắng không bị vón cục!
Chờ kem chống nắng thẩm thấu
Đối với kem chống nắng vật lý, bạn có thể sử dụng ngay trước khi ra ngoài bởi dòng kem này thẩm thấu rất nhanh và hầu hết đều có tác dụng tức thì. Tuy nhiên, với những loại kem chống nắng hoá học, các dưỡng chất sẽ cần thời gian để thẩm thấu và ổn định trên da. Do đó, bạn nên thoa kem chống nắng ít nhất 15 - 30 phút trước khi ra ngoài. Trong thời gian này, những hoạt chất như dầu, cồn và nước cũng sẽ bay hơi bớt giúp lớp màng chống nắng bám chắc trên da.
Bôi lại sau khoảng thời gian cần thiết
Mặc dù các chỉ số thể hiện thời gian hiệu quả của kem chống nắng có thể đạt từ 6 - 8 tiếng, nhưng trên thực tế, kem chống nắng có thể giảm tác dụng nếu bạn tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong nhiều giờ. Ngoài ra, lớp kem chống nắng có thể bị trôi nếu da tiết dầu và mồ hôi, hoặc dính bụi bẩn, vi khuẩn từ môi trường bên ngoài. Vì thế, bạn nên bôi lại kem chống nắng sau mỗi 2 - 3 giờ để đảm bảo hiệu quả chống nắng được tốt nhất.
Kết hợp với phương pháp chống nắng khác
Bạn có thể kết hợp sử dụng viên uống chống nắng trong những ngày hè nắng gắt, hoặc khi bạn có nhu cầu chống nắng cao hơn ngày thường như đi biển, tham gia hoạt động ngoài trời... Sản phẩm này có công dụng tăng hiệu quả chống nắng bằng cách cung cấp các chất chống oxy hóa giúp chống lại các gốc tự do gây hại, giảm thiểu tổn thương tế bào và giảm nguy cơ ung thư da.
Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng thêm trang phục chống nắng có chất liệu chống tia cực tím UPF để bảo vệ da mỗi khi ra ngoài.
Xem thêm: Cách chống nắng khi ra đường để bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời
Chọn sản phẩm phù hợp
Ngoài việc quan sát các chỉ số chống nắng, bạn cần chú ý đến bảng thành phần của sản phẩm để lựa chọn kem chống nắng phù hợp với loại da:
Da nhạy cảm: Thích hợp sử dụng kem chống nắng vật lý, bởi các loại kem chống nắng hoá học thường chứa 2 chất phổ biến là oxybenzone và PABA có khả năng gây châm chích và mẩn đỏ cho da.
Da dầu: Lựa chọn các loại kem chống nắng dạng gel có chữ “oil free” hoặc “no sebum” trên bao bì sẽ không gây bí da và khả năng thẩm thấu, kiềm dầu cũng tốt hơn.
Da khô: Da khô rất dễ bị mất độ ẩm nên thoa kem chống nắng thường bị mốc hoặc để lại vệt trắng trên da. Nếu bạn thuộc tuýp da khô, hãy sử dụng những loại kem chống nắng có chứa các thành phần dưỡng ẩm như glycerin, acid hyaluronic và kết hợp thực hiện các bước dưỡng ẩm trước đó.
Da mụn: Lựa chọn kem chống nắng có chữ “non-comedogenic” (không gây bít tắc lỗ chân lông) trên bao bì, không sử dụng sản phẩm có chứa cồn, hương liệu và oxybenzone vì có thể khiến nốt mụn bị viêm.
Bạn cũng nên chọn kem chống nắng phù hợp với hoạt động của bạn. Nếu có kế hoạch tiếp xúc với nước hoặc phải đi lại nhiều dưới ánh nắng mặt trời, hãy ưu tiên sử dụng sản phẩm có khả năng chống nước hoặc chống mồ hôi tốt.
Lưu ý trước và sau khi dùng kem chống nắng để chăm sóc da hiệu quả
Dưỡng ẩm trước khi bôi kem chống nắng
Để bảo vệ da và tăng hiệu quả của kem chống nắng, trước hết bạn cần làm sạch da bằng sữa rửa mặt để lỗ chân lông được thông thoáng, tạo điều kiện cho kem chống nắng thẩm thấu vào da nhanh hơn.
Không quên dưỡng ẩm da trước khi thoa kem chống nắng
Sau khi rửa mặt, hãy sử dụng thêm toner và kem dưỡng ẩm để bổ sung độ ẩm bị mất và cân bằng độ pH cho da. Kem dưỡng ẩm còn có tác dụng tạo lớp màng ngăn cách không để da tiếp xúc trực tiếp với hoá chất trong kem chống nắng, hạn chế tình trạng hút ẩm ngược.
Xem thêm: Sử dụng ngay 4 loại mặt nạ dưỡng da để da khỏe mạnh
Tẩy trang sau khi bôi kem chống nắng
Bảng thành phần của kem chống nắng thường chứa các thành phần chống thấm nước như kẽm oxide, titanium dioxide, anhydrite... nên rất khó để làm sạch bằng nước hoặc sữa rửa mặt thông thường. Tẩy trang bằng nước tẩy trang và dùng sữa rửa mặt sẽ giúp làm sạch bề mặt da và sâu trong lỗ chân lông.
Lời kết
Có thể thấy để kem chống nắng lâu trên da không gây hại, ngược lại còn có tác dụng bảo vệ da khỏi tia cực tím và các tác nhân ngoài môi trường. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm một sản phẩm kem chống nắng dịu nhẹ, an toàn, có thể tham khảo kem chống nắng đến từ thương hiệu M.O.I Cosmetics.
Kem chống nắng M.O.I sử dụng công nghệ HypersionTM độc quyền với các hạt chống nắng dạng sữa siêu nhỏ rất dễ tán và thấm nhanh, đem lại cảm giác khô ráo, mỏng nhẹ trên da. Kem chống nắng M.O.I có chỉ số chống nắng SPF 50+ PA++++ kết hợp với màng lọc vật lý zinc oxide 16% mang đến khả năng chống nắng tối ưu, giúp bảo vệ da toàn diện trước tác hại của các tia UVA, UVB, ánh sáng xanh. Sản phẩm có thành phần tự nhiên, an toàn và lành tính không gây bít tắc lỗ chân lông, không nhờn rít, không cay mắt nên phù hợp với mọi loại da kể cả làn da nhạy cảm nhất.
Kem chống nắng M.O.I hiện được đã có mặt trên kệ của hệ thống đại lý và hệ thống chuỗi cửa hàng chính hãng trên toàn quốc với mức giá ưu đãi. Hoặc bạn cũng có thể đặt hàng trực tiếp ngay tại đây.
Viết bình luận