Trường hợp bôi kem chống nắng nắng bị mốc, hoặc để lại vệt trắng lấm tấm trên da là một tình trạng phổ biến và nếu bạn đã và đang gặp phải tình trạng trên thì đừng lo lắng nhé vì trong bài viết này M.O.I Cosmetics sẽ mách cho bạn một số mẹo nhỏ về cách bôi kem chống nắng không bị mốc để hạn chế tình trạng này nhé.
Tình trạng mốc mặt sau khi sử dụng kem chống nắng không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến tính thẩm mỹ, khiến bạn mất tự tin khi ra ngoài. Ngoài ra, kem chống nắng bị mốc trên da sau khi tiếp xúc với bụi bẩn, dầu thừa và mồ hôi sẽ dẫn đến bít tắc lỗ chân lông gây nổi mụn.
Vì sao bôi kem chống nắng bị mốc
Da khô là 1 trong những nguyên nhân bôi kem chống nắng bị mốc
Bôi kem chống nắng bị mốc là hiện tượng kem chống nắng không thẩm thấu hoàn toàn mà để lại những hạt trắng li ti trên bề mặt da. Tình trạng này xảy ra do một số nguyên nhân phổ biến sau:
Do da khô hoặc thời tiết khô
Da khô là hiện tượng da bị thiếu nước và độ ẩm dẫn đến lớp biểu bì trên cùng trở nên khô, nứt nẻ, đôi khi bong ra thành từng mảng khiến làn da trông như bị mốc. Khô da có thể xuất phát từ yếu tố di truyền, hoặc do chế độ sinh hoạt như tắm nước nóng, sử dụng xà phòng thường xuyên, uống không đủ nước,.... Tương tự, khi thời tiết khô hanh kéo theo độ ẩm trong không khí giảm đi đáng kể cũng khiến cho da bị mất nước và khô ráp.
Khi bôi kem chống nắng trên nền da khô, do lớp biểu bì trở nên dày và cứng hơn nên kem chống nắng không thể thẩm thấu hoàn toàn, gây ra hiện tượng kết tủa màng và vón cục, “mốc” trắng trên da.
Do không chăm sóc da tốt, tẩy tế bào chết chưa kỹ
Nước tẩy trang và sữa rửa mặt có thể làm sạch bụi bẩn và dầu thừa nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn các tế bào chết trên da. Việc tẩy da chết không thường xuyên hoặc không kỹ sẽ khiến tế bào chết tích tụ khiến da dày hơn, kem chống nắng không tệp vào da mà sẽ bám vào bề mặt lớp sừng hoá, theo thac táo bôi của tay có thể bong ra khiến da nhìn giống bị “mốc”.
Do thành phần kem chống nắng
Sự có mặt của một số thành phần sau đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bôi kem chống nắng bị mốc:
- Silicon: Đây là hoạt chất thường thấy trong các sản phẩm kem chống nắng, có tác dụng làm mịn và tạo độ mướt trên bề mặt da. Tuy nhiên thành phần này có nhược điểm là không thể thẩm thấu qua da và gây ra tình trạng mốc mặt khi bôi kem chống nắng.
- ZnO và TiO2: 2 thành phần này có màu trắng và hoạt động như một lớp màng bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV từ ánh sáng mặt trời. Các hoạt chất này được lưu lại trên bề mặt da nên khi thao tác bôi kem chống nắng quá mạnh thì tình trạng để lại vệt trắng hay mốc là điều không tránh khỏi.
Do dùng liều lượng nhiều
Sử dụng quá nhiều kem chống nắng trong một lần cũng là nguyên nhân gây “mốc” mặt. Các lớp kem chống nắng chồng lên nhau quá dày sẽ khiến làn da bị quá tải, không thể hấp thụ hoàn toàn. Hơi nước của các lớp kem chống nắng phía trên cũng sẽ bay hơi nhanh chóng làm giảm khả năng thẩm thấu vào da.
Do kết hợp sản phẩm chăm sóc da và kem chống nắng không hợp
Kem chống nắng được chia làm 2 loại là kem chống nắng gốc dầu và gốc nước. Xét về mặt hoá học thì các sản phẩm gốc dầu sẽ không thể hoà tan khi sử dụng chung với các sản phẩm gốc nước. Ví dụ, trong trường hợp bôi kem chống nắng dạng sữa khi sản phẩm dưỡng da gốc dầu trước đó chưa kịp thẩm thấu hoàn toàn sẽ khiến kem chống nắng bị vón cục và mốc ở trên da.
Cách bôi kem chống nắng không bị mốc
Điều đầu tiên và cũng là điểm quan trọng nhất trước khi sử dụng kem chống nắng là lựa chọn sản phẩm phù hợp với loại da của mình. Dưới đây là quy trình các bước bôi kem chống nắng không bị mốc mặt:
Bước 1: Vệ sinh làn da sạch sẽ
Kem chống nắng thường được bôi vào mỗi buổi sáng nên bước làm sạch da cũng khá đơn giản:
- Rửa mặt bằng sữa rửa mặt 2 lần/ngày vào buổi sáng, tối.
- Tẩy da chết định kỳ 1 lần/tuần.
Rửa mặt 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối
Bước 2: Dưỡng ẩm da nhẹ nhàng
Để da không bị mốc sau khi bôi kem chống nắng thì dưỡng ẩm là một bước cực kỳ quan trọng:
- Sau khi thấm khô nước trên mặt, sử dụng toner vỗ đều lên da để cấp ẩm nhẹ nhàng.
- Có thể kết hợp thêm serum hoặc kem dưỡng ẩm để bổ sung đầy đủ độ ẩm cho da.
- Đợi cho các dưỡng chất được hấp thụ hết trong khoảng 5 - 10 phút.
Bước 3: Bôi kem chống nắng đúng cách
- Lấy một lượng kem chống nắng vừa đủ lên mu bàn tay.
- Chấm kem chống nắng lên vùng trán, 2 má, cằm, đầu mũi và vùng cổ. Dùng tay vỗ đều để kem tan đều khắp mặt.
- Hạn chế thao tác xoa hoặc miết kem chống nắng theo hình tròn bởi có thể khiến kem chống nắng bị mốc, vón cục và hình thành nếp nhăn trên da.
Những lưu ý khi dùng kem chống nắng để không bị mốc
Lựa chọn kem chống nắng với chỉ số SPF và PA phù hợp
Bên cạnh việc sử dụng kem chống nắng đúng cách, bạn cần có những lưu ý để loại bỏ hoặc ngăn ngừa nguyên nhân gây tình trạng bôi kem chống nắng bị mốc:
Sử dụng lượng kem chống nắng đủ
Sử dụng quá nhiều kem chống nắng trong một lần không những không tăng tác dụng chống nắng mà còn gây hiệu quả ngược, làm bít tắc lỗ chân lông gây nổi mụn. Lượng kem phù hợp cho da mặt và da cổ là khoảng 1 đồng xu, và gấp 3 - 4 lần nếu bạn sử dụng cho toàn thân.
Đảm bảo đầy đủ các bước, đặc biệt là bước dưỡng ẩm
Dưỡng ẩm đầy đủ sẽ đảm bảo cung cấp đủ nước và độ ẩm cho da, làm mềm da giúp hạn chế tình trạng da bị khô, bong tróc. Bạn nên sử dụng những sản phẩm dưỡng ẩm có gốc nước sẽ thẩm thấu nhanh và triệt để hơn. Nếu sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm gốc dầu như serum, dầu dưỡng ẩm thì nên đợi đến khi dưỡng chất thấm vào da hoàn toàn mới thực hiện bôi kem chống nắng.
Xem thêm: Vì sao toner dưỡng ẩm không thể thiếu trong quá trình chăm sóc da?
Thời gian dùng kem chống nắng đúng cách
15 - 20 phút là khoảng thời gian lý tưởng để kem chống nắng phát huy hiệu quả bảo vệ da, đồng thời đảm bảo kem đã thẩm thấu hoàn toàn vào da và tạo lớp màng bảo vệ trên bề mặt. Bôi kem chống nắng quá muộn có thể khiến làn da bị tổn thương bởi tia UV ngay khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Lựa chọn kem chống nắng với kết cấu mịn mỏng
Không nên lựa chọn kem chống nắng với kết cấu quá dày mà nên ưu tiên những sản phẩm kem chống nắng mỏng, mịn và tập trung vào các chỉ số chống nắng. Theo các chuyên gia da liễu, chỉ số kem chống nắng phù hợp nhất cho làn da là:
- SPF 30 - 50: Khả năng ngăn chặn tác hại từ tia UVB là từ 96,7% - 98%.
- PA++++: Khả năng chống tia UVA tốt từ 90% - 95%.
Lời kết
Khi bôi kem chống nắng bị mốc, một trong những nguyên nhân có thể bắt nguồn từ tình trạng da của bạn, sử dụng sản phẩm không phù hợp hoặc chăm sóc da không đúng cách. Hy vọng bài viết này có thể cung cấp thông tin về cách bôi kem chống nắng không bị mốc để bạn ngày càng có làn da hoàn hảo hơn.
Để giúp vừa bảo vệ làn da vừa giúp dưỡng da, kháng khuẩn và chống lão hóa thì bạn có thể tham khảo dòng sản phẩm kem chống nắng của M.O.I Cosmetics. Kem chống nắng M.O.I kết hợp chức năng chống nắng SPF50+ PA++++ và nâng tông tự nhiên cho da, sử dụng công nghệ HypersionTM và chứa zinc oxide16% để bảo vệ da toàn diện khỏi tác động của tia UV.
Sản phẩm kem chống nắng M.O.I hiện đang được bán trực tiếp trên nền tảng website chính thức của M.O.I Cosmetics với các mức giá và phần quà cực kỳ ưu đãi. Bạn cũng có thể tìm mua sản phẩm tại hệ thống đại lý, hệ thống chuỗi cửa hàng của thương hiệu trên toàn quốc.
Viết bình luận