Sữa rửa mặt là sản phẩm thân quen của nhiều chị em nhưng liệu sữa rửa mặt có ăn nắng không? Hãy cùng tìm câu trả lời để bạn có biện pháp đề phòng da không bị ăn nắng.

Cháy nắng thật sự là một vết bỏng bức xạ gây ra cho làn da. Khi nghĩ đến bỏng, chúng ta nghĩ đến sức nóng nhưng cháy không giống như bỏng da do tiếp xúc với thứ gì đó nóng. Sức nóng của mặt trời làm bỏng da chúng ta. Đó là lý do tại sao bạn vẫn có thể bị cháy nắng khi thời tiết lạnh.  

Điều gì khiến da bị ăn nắng?  

Cháy nắng/ăn nắng xảy ra là do da tiếp xúc với hai loại tia cực tím từ mặt trời: tia UVA và tia UVB. Cả hai loại tia này đều có thể làm bỏng da, khiến da bị ửng đỏ, bỏng rộp. Tuy nhiên, tình trạng cháy nắng nặng hay nhẹ và độ nhạy cảm với ánh nắng của làn da phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: 

  • Thời gian tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời dài hay ngắn và trong khoảng thời gian nào. 
  • Việc bạn dùng một số loại thuốc gồm thuốc kháng sinh như doxycycline và bactrim, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), retinoid và thuốc điều trị bệnh tim như thuốc lợi tiểu... đều ảnh hưởng lên độ nhạy cảm ánh nắng của làn da.
  • Cường độ của tia UV bị ảnh hưởng bởi thời gian trong ngày, độ che phủ của mây, độ cao và độ gần với đường xích đạo. 
  • Sự suy giảm tầng ozone cũng ảnh hưởng nhưng điều này tùy thuộc vào nơi bạn đang ở trên thế giới. 
  • Loại da và sắc tố da bao gồm sạm da cũng ảnh hưởng lên độ nhạy cảm ánh nắng của da.
  • Loại mỹ phẩm, sữa rửa mặt bạn đang cùng cũng có thể gây ăn nắng vì có chứa một số thành phần khiến da trở nên nhạy cảm hơn với ánh nắng. 

Điều gì khiến da bị ăn nắng?

Loại mỹ phẩm bạn dùng cũng có thể khiến da ăn nắng

Tác hại khi da bị ăn nắng

Khi bức xạ tia cực tím từ mặt trời chiếu tới da đủ mạnh, nó sẽ làm hỏng các tế bào da và gây ra đột biến trong DNA của chúng. Cơ thể có nhiều cơ chế tuyệt vời để ngăn chặn và thậm chí sửa chữa những đột biến này. Nhưng nếu các tế bào da tiếp xúc với tia cực tím nhiều hơn mức chúng có thể xử lý, tổn thương có thể không thể sửa chữa và các tế bào sẽ chết. Khi đó, các mạch máu giãn ra để tăng lưu lượng máu và đưa các tế bào miễn dịch đến da để giúp dọn dẹp mớ hỗn độn này.

Tất cả những điều này gây ra tình trạng mẩn đỏ, sưng và viêm mà chúng ta liên tưởng đến khi bị cháy nắng. Vết cháy nắng cuối cùng sẽ lành, nhưng một số tế bào sống sót sẽ có những đột biến không thể sửa chữa được. Những tế bào này cuối cùng có thể trở thành ung thư. 

Sữa rửa mặt có ăn nắng không? 

Sữa rửa mặt sẽ gây ăn nắng nếu chúng có chứa các thành phần khiến da nhạy cảm với ánh nắng. Thông thường, các thành phần gây nhạy cảm với ánh nắng mặt trời là những thành phần giúp tẩy tế bào chết trên bề mặt da hoặc điều trị mụn trứng cá. Các hoạt chất của chúng làm lộ ra làn da tươi tắn hơn, dễ bị tổn thương hơn dưới nắng. Dưới đây là một số thành phần chăm sóc da có thể khiến da nhạy cảm với ánh nắng mặt trời: 

  • Enzyme trái cây: Đây là những dung dịch để tẩy tế bào chết, cho làn da trông sáng hơn, nhưng chúng cũng có thể khiến da bạn nhạy cảm hơn với ánh sáng mặt trời. 

Sữa rửa mặt có ăn nắng không?

Các thành phần từ enzyme trái cây khiến da nhạy cảm hơn với nắng

  • Alpha-Hydroxy-Axit (AHA): Nếu bạn đang muốn thử tẩy da chết hóa học, hãy sử dụng các sản phẩm có chứa axit alpha-hydroxy. Mặc dù chúng rất tốt trong việc giúp làm sáng vẻ ngoài của da, nhưng nhờ khả năng tẩy tế bào chết, chúng có thể khiến các tế bào da mới dễ bị tổn thương bởi ánh nắng mặt trời.
  • Retinol: Đây là thành phần chống lão hóa tiêu chuẩn vàng và có thể được tìm thấy trong vô số sản phẩm được điều chế để giảm nếp nhăn và các dấu hiệu lão hóa khác. Nó tẩy tế bào chết trên bề mặt da, loại bỏ các tế bào da chết và tạo ra vẻ ngoài trẻ trung hơn. Đó là lý do tại sao nếu sử dụng mà để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ phản tác dụng hoàn toàn. Nếu sử dụng, bạn chỉ dùng vào ban đêm và bôi kem chống nắng vào buổi sáng.
  • Axit salicylic: Đây là thành phần dễ có trên sữa rửa mặt giúp điều trị vết thâm, tẩy tế bào chết và trị mụn. Dù yêu thích các sản phẩm chứa axit salicylic để làm thông thoáng lỗ chân lông, loại bỏ tế bào da chết và chống lại mụn trứng cá nhưng bạn phải đảm bảo thoa kem chống nắng phổ rộng khi sử dụng sản phẩm nào có công thức chứa thành phần này.
  • Benzoyl Peroxide: Nếu bạn đang sử dụng sữa rửa mặt chứa benzoyl peroxide, thì chỉ nên sử dụng vào ban đêm và chuyển sang loại sữa rửa mặt dịu nhẹ hơn vào buổi sáng. Benzoyl peroxide là một chất kháng khuẩn. Nó có khả năng thâm nhập vào lỗ chân lông hoặc nang lông, làm chậm sự tiến triểu của mụn và diệt vi khuẩn gây mụn. Điều này sẽ khiến da trở nên khô, dễ bong tróc và nhạy cảm với nắng.

Cách bảo vệ da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để phòng bị ăn nắng 

Để giúp bảo vệ làn da của bạn khỏi bị tổn thương và nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, bạn chỉ sử dụng các sản phẩm có chứa các thành phần có khả năng gây ăn nắng vào ban đêm và thoa kem chống nắng phổ rộng vào buổi sáng. Nếu không gặp vấn đề da cần phải có liệu trình điều trị chuyên biệt, bạn nên chọn các loại sữa rửa mặt dịu nhẹ, có thành phần từ thiên nhiên.

Sữa rửa mặt DA by M.O.I được thiết kế dạng gel, với các thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên phù hợp với mọi loại da. Với hàm lượng khoáng cùng các chất chống oxy hóa và vitamin B & E trong nước gạo lên men, vitamin & khoáng chất trong cám gạo cùng dầu Squalane, sản phẩm giúp tăng cường độ ẩm, phát huy sức mạnh của làn da, bảo vệ làn da trước tác hại của tia cực tím.

Để mua sữa rửa mặt M.O.I chính hãng, bạn có thể liên hệ với Hệ thống đại lý và Hệ thống chuỗi cửa hàng của M.O.I Cosmetics hoặc đặt trực tiếp ngay trên website của chúng tôi. 

H2

Sữa rửa mặt DA by M.O.I dịu nhẹ, không chứa thành phần khiến da nhạy cảm với nắng

Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng những cách đơn giản để này để bảo vệ làn da của bạn khỏi ánh nắng mặt trời và giảm nguy cơ ung thư.  

Hãy chắc chắn chọn kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên, không thấm nước và có khả năng bảo vệ phổ rộng. Thoa kem chống nắng ít nhất 30 phút trước khi ra nắng. Khi có thể, nên tránh ở bóng râm, đừng để chiếu ánh nắng trực tiếp quá lâu. Khi ra ngoài, bạn che chắn cơ thể bằng mũ, kính râm và quần áo chống tia cực tím.

Nguồn: The Healthy Journal, Cleveland Clinic