Chiến lược kinh doanh mỹ phẩm đầy đủ và toàn diện sẽ giúp bạn biết được mục tiêu kinh doanh của mình và hiểu được mình cần làm gì để đạt được những mục tiêu đề ra.

Để kinh doanh mỹ phẩm thành công thì một trong những điều kiện tiên quyết chính là phải có chiến lược kinh doanh mỹ phẩm. Trong chiến lược kinh doanh thì sẽ có những hạng mục nào? Cùng khám phá ngay bạn nhé!

Chiến lược kinh doanh mỹ phẩm là gì?

Chiến lược kinh doanh mỹ phẩm là một kế hoạch toàn diện được xây dựng dựa trên nghiên cứu thị trường, nhận định của thương hiệu và khả năng tài chính,... nhằm định hướng hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp hoặc cá nhân trong lĩnh vực mỹ phẩm. 

Chiến lược kinh doanh mỹ phẩm bao gồm việc lựa chọn mục tiêu thị trường, xác định đối tượng khách hàng mục tiêu, định vị thương hiệu, lên kế hoạch cho các hoạt động marketing, bán hàng và hậu mãi,...

Chiến lược kinh doanh mỹ phẩm là gì
Chiến lược kinh doanh mỹ phẩm là một kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm toàn diện

Vì sao cần lên chiến lược khi kinh doanh mỹ phẩm?

Việc lên chiến lược kinh doanh mỹ phẩm không chỉ giúp doanh nghiệp hoạt động một cách có hệ thống và hiệu quả hơn, mà còn là yếu tố quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển trong một thị trường cạnh tranh cao như mỹ phẩm.

Chiến lược giúp doanh nghiệp hoặc cá nhân có một “bản đồ” rõ ràng về hướng đi, giúp tránh lạc lối trong quá trình kinh doanh. Bên cạnh đó, khi có một chiến lược rõ ràng, bạn biết được nên đầu tư vào những hoạt động nào, giúp tối ưu hóa nguồn lực và tăng hiệu suất, tạo ra điểm độc đáo cho thương hiệu và sản phẩm của mình, giúp bạn trở nên nổi bật trong lòng khách hàng.

Cách lên chiến lược kinh doanh mỹ phẩm

Để lên chiến lược kinh doanh mỹ phẩm, bạn cần trải qua các bước: 

  • Xác định đối thủ trực tiếp và tương quan sức mạnh giữa bạn và đối thủ: Đầu tiên, bạn cần phân tích thị trường mỹ phẩm để xác định những đối thủ cạnh tranh chính của mình. Đánh giá và so sánh các yếu tố như sản phẩm, giá cả, chiến lược tiếp thị và thị phần giữa bạn và đối thủ. Có thể dùng mẫu phân tích SWOT để đánh giá đối thủ cạnh tranh của bạn.

  • Nhiệm vụ và mục tiêu của bạn: Nên làm rõ những gì bạn muốn đạt được trong ngắn hạn và dài hạn. Các mục tiêu cần được đặt ra một cách cụ thể, đo lường được và có thời hạn.

  • Năng lực tài chính của bạn: Xác định nguồn vốn và ngân sách cho việc kinh doanh mỹ phẩm. Điều này giúp bạn lựa chọn chiến lược phù hợp với khả năng tài chính của mình.

  • Quan điểm của những người hợp tác làm ăn với bạn: Đối tác, nhà cung cấp và những bên liên quan khác có ảnh hưởng lớn đến chiến lược kinh doanh của bạn. Lắng nghe và đánh giá quan điểm của họ để có những điều chỉnh phù hợp.

  • Năng lực thực thi: Đánh giá khả năng và năng lực thực thi của đội ngũ cùng đồng hành với bạn. Bạn có thể đánh giá năng lực thông qua các tiêu chí như kỹ năng, kiến thức và tài nguyên có sẵn.

  • Thời điểm thuận lợi: Xác định những thời điểm thích hợp nhất để ra mắt sản phẩm mới, chạy chiến dịch quảng cáo hoặc khuyến mãi.

  • Kết quả đánh giá chiến lược hiện tại: Đánh giá hiệu suất của chiến lược hiện tại và xác định những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và rủi ro. Từ đó, điều chỉnh và cải thiện chiến lược sao cho phù hợp và hiệu quả hơn.

Cách lên chiến lược kinh doanh mỹ phẩm

Có thể dùng mẫu phân tích SWOT để đánh giá đối thủ cạnh tranh.

 

Sau khi xác định và đánh giá toàn bộ những yếu tố trên, bạn cần tổng hợp và xây dựng một chiến lược chi tiết để triển khai chiến lược. Đồng thời, luôn duy trì tinh thần linh hoạt để thích nghi và điều chỉnh chiến lược dựa trên tình hình thực tế và phản hồi từ thị trường.

Xem thêm: M.O.I Cosmetics thắng lớn tại giải thưởng doanh nghiệp Châu Á Thái Bình Dương

Các loại chiến lược kinh doanh mỹ phẩm chính cần thực hiện

Dù bạn kinh doanh mỹ phẩm online hay mở cửa hàng thì cũng cần đảm bảo có được các chiến lược kinh doanh mỹ phẩm sau:

Chiến lược marketing

Chiến lược marketing bao gồm chiến lược tiếp thị số (digital marketing), tiếp thị nội dung, hợp tác với người nổi tiếng/người có sức ảnh hưởng,... Bạn cần xác định rõ sẽ triển khai marketing trên những kênh nào và mục tiêu chiến lược là gì (đạt được lượng tiếp cận bao nhiêu, thu hút bao nhiêu khách hàng, bán được bao nhiêu sản phẩm trong một thời gian nhất định,...).

Chiến lược sản phẩm

Chiến lược sản phẩm bao gồm kế hoạch phát triển sản phẩm, bao bì, thiết kế,.... Ngoài ra cần xác định các dòng sản phẩm cần tập trung đẩy mạnh để có thể kết hợp với chiến lược marketing nhằm đạt các mục tiêu kinh doanh. 

Chiến lược chăm sóc khách hàng

Chiến lược chăm sóc khách hàng bao gồm dịch vụ tư vấn cho khách hàng, các chương trình tích điểm hay ưu đãi giữ chân khách hàng tiềm năng, dịch vụ chăm sóc sau bán hàng,...

Chiến lược nhân sự

Chiến lược nhân sự luôn nằm trong chiến lược kinh doanh mỹ phẩm. Các yếu tố cần lưu ý khi lập chiến lược nhân sự bao gồm kế hoạch tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân sự, các chính sách thưởng và phúc lợi cho nhân viên,...

Các loại chiến lược kinh doanh mỹ phẩm chính cần thực hiện

Chiến lược nhân sự luôn nằm trong chiến lược kinh doanh mỹ phẩm

Chiến lược cạnh tranh

Để hoàn thiện chiến lược kinh doanh mỹ phẩm, bạn cần lên chiến lược cạnh tranh với các đối thủ của mình. Cần phân tích SWOT, xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, và rủi ro để định hướng chiến lược cạnh tranh.

Bên cạnh đó, cần khảo sát thị trường, cập nhật thông tin và xu hướng thị trường để điều chỉnh chiến lược kịp thời.

Chiến lược phát triển

Dù bạn mở cửa hàng hay kinh doanh online thì bạn cũng cần phải có chiến lược để phát triển thương hiệu, doanh nghiệp của mình. Đặt ra mục tiêu trong thời gian bao lâu sẽ có những cột mốc phát triển nào. Ngoài ra, bạn cũng nên cân nhắc đến việc tìm kiếm và khai thác các thị trường mới, cả trong nước và quốc tế.

Bên cạnh đó, khi lập chiến lược phát triển, bạn cũng cần tìm kiếm các cơ hội hợp tác với các đối tác chiến lược như nhà sản xuất, nhà phân phối hoặc thậm chí là các thương hiệu khác.

Xem thêm: Thái độ dân tình ra sao khi Hà Hồ mạnh tay chơi lớn “bao" nguyên tập 8 The New Mentor để ra mắt sản phẩm mới

Kết luận

Một chiến lược kinh doanh mỹ phẩm phù hợp với doanh nghiệp, có nghiên cứu thị trường và tính toán cẩn thận sẽ giúp bạn có thể kinh doanh thành công và sinh lời. Vì thế, khi muốn kinh doanh mỹ phẩm thì ngay từ những bước đầu tiên, hãy dành thời gian để có thể xây dựng chiến lược kinh doanh mỹ phẩm bạn nhé.

Và nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm, chưa biết bắt đầu kinh doanh từ đâu thì bạn có thể đăng ký trở thành đối tác của M.O.I Cosmetics. M.O.I Cosmetics có sẵn các chiến lược kinh doanh mỹ phẩm, có sẵn sản phẩm, hỗ trợ tư vấn các chiến lược marketing và chăm sóc khách hàng,... Bạn có thể đăng ký ngay tại đây để khởi nghiệp kinh doanh cùng M.O.I, trở thành một người bạn lớn của M.O.I Cosmetics bạn nhé.