Cọ trang điểm mắt là công cụ không thể thiếu trong tủ đồ makeup của bạn. Tuy nhiên, việc có quá nhiều loại cọ với kích thước và thiết kế khác nhau có thể khiến bạn gặp khó khăn trong việc phân biệt và lựa chọn cọ sao cho đúng. Trong bài viết dưới đây, chuyên mục Bí quyết khỏe đẹp của M.O.I Cosmetics sẽ giới thiệu đến bạn những loại cọ trang điểm mắt phổ biến và công dụng của từng loại.

Cọ mắt là một trong những yếu tố quyết định đến độ tự nhiên và sắc sảo cho lớp trang điểm mắt. Ngay cả khi sử dụng cùng một loại phấn mắt, việc bạn lựa chọn những loại cọ trang điểm mắt khác nhau sẽ đem đến sự khác biệt nhất định.

Tầm quan trọng của cọ trang điểm mắt

Cọ trang điểm mắt là công cụ hỗ trợ cho các thao tác trang điểm như tán màu lên bầu mắt, nhấn đuôi mắt,... giúp tạo ấn tượng cho đôi mắt.

Một số bạn luôn cảm thấy việc sử dụng quá nhiều loại cọ trang điểm mắt là không cần thiết khi có thể tán trực tiếp phấn mắt bằng tay. Tuy nhiên, tán phấn mắt bằng đầu ngón tay có thể khiến lớp nền bị xê dịch và màu mắt lên không đều. Sử dụng cọ trang điểm mắt sẽ hạn chế được tối đa các tình trạng đó, giúp các thao tác trang điểm trở nên dễ dàng và chuyên nghiệp hơn.

Những loại cọ trang điểm mắt phổ biến

Cọ kẻ mắt (Eyeliner Brush)

Cọ kẻ mắt (Eyeliner Brush)

Eyeliner brush thích hợp sử dụng với kẻ mắt dạng gel hoặc dạng nước

Eyeliner brush có thân cọ thon dài, đầu cọ mảnh, nhỏ với phần lông cọ khá cứng giúp bạn có những nét kẻ mắt mảnh và sắc sảo nhất. Cọ kẻ mắt cực kỳ phù hợp khi sử dụng với những loại kẻ mắt dạng nước hoặc dạng gel, bởi nếu sử dụng những cây cọ lông mềm có thể khiến đường eyeliner không sắc nét hoặc bị lem.

Cọ đánh phấn mắt (Eyeshadow Brush)

Cọ đánh phấn mắt (Eyeshadow Brush)

Eyeshadow brush có phần lông mềm không quá dày

Cọ đánh phấn mắt có thiết kế dáng cọ dẹt, hơi bo tròn phần đầu. Phần lông cọ mềm mại, tơi nhưng không quá dày giúp phấn không bị vón cục hay bám quá nhiều trên cọ mỗi lần sử dụng. Nhờ đó, bạn có thể dễ dàng kiểm soát lượng phấn và độ đậm nhạt cho bầu mắt.

Cọ tán phấn mắt (Eyes Crease Brush)

Cọ tán phấn mắt (Eyes Crease Brush)

Eyes crease brush có kích thước nhỏ, lông cọ dài và khá cứng

Với thiết kế khá tương tự như cọ đánh phấn mắt, Eyes crease brush có kích thước nhỏ hơn và phần lông cọ dài, khá cứng giúp dễ dàng “nhấn nhá” lên những vùng hốc mắt, đuôi mắt để tạo chiều sâu cho mắt.

Cọ tán màu (Blending Shadow Brush)

Cọ tán màu (Blending Shadow Brush)

Blending shadow brush có lông cọ dài được bó chặt thành hình tròn

Blending shadow brush là loại cọ nhỏ, dài, lông cọ được bó chặt thành hình tròn với nhiều kích thước giúp pha trộn, làm đều màu phấn mắt ở các vị trí khác nhau như bầu mắt, đuôi mắt,... Đặc biệt khi bạn lựa chọn kiểu trang điểm mắt ombre hoặc gradient (hiệu ứng đổ màu), cọ tán màu mắt sẽ tán đều hai màu phấn mắt lại với nhau, đem đến cho bạn một màu mắt tự nhiên và tinh tế. Ngoài ra, bạn cũng có thể tận dụng cây cọ này để tán khối mũi.

Cọ tán màu nhỏ (Blending Tip Brush)

Cọ tán màu nhỏ (Blending Tip Brush)

Blending tip brush có độ cứng và chắc nhất định, là dạng cọ nhỏ

Đầu cọ của blending tip brush có hình dạng như phiên bản thu nhỏ của cọ tán màu. Phần lông cọ có độ dài ngắn hơn nên cọ có độ cứng và chắc nhất định, dễ dàng tán màu vào những vùng nhỏ, hẹp như đuôi mắt hay viền mí mắt dưới.

Cọ trang điểm mắt đầu lớn (Large Shadow Brush)

Cọ trang điểm mắt đầu lớn (Large Shadow Brush)

Large shadow brush với phần lông cọ thấp dùng để cover phấn, nhấn nhá phấn

Thiết kế đầu cọ khá tương tự với cọ đánh phấn mắt, large shadow brush có phần chóp lông thấp hơn, được dùng để phủ lớp phấn lót trước khi tán màu. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng cây cọ này để nhấn nhá phấn sáng dưới chân mày, hoặc để che phủ nếp nhăn dưới bọng mắt hay đuôi mắt.

Xem thêm: Thay đổi diện mạo với cách kẻ lông mày phù hợp với từng khuôn mặt

Cọ trang điểm mắt cứng đầu dẹp (Firm Shadow Brush)

Cọ trang điểm mắt cứng đầu dẹp (Firm Shadow Brush)

Firm shadow brush có phần lông cứng và dẹt

Đây sẽ là cây cọ “chân ái” nếu bạn lựa chọn kiểu đánh mắt không loang màu mà tập trung tán màu vào từng vùng cố định. Không chỉ sử dụng để tán phấn mắt, firm shadow brush còn được tận dụng để đánh kem lót cho mắt. Với phần lông cứng và đầu lông thiết kế ngang, bo tròn viền sẽ giúp tán lớp kem lót mỏng nhẹ, không bị bí.

Cọ vòm đầu mềm (Smudger Brush)

Cọ vòm đầu mềm (Smudger Brush)

Cọ vòm phần mêm có cọ mềm và dày

Có hình dáng tương tự với firm shadow brush, smudger brush có lông cọ mềm và dày hơn giúp bạn có thể điều chỉnh màu phấn mắt linh hoạt hơn thông qua việc kiểm soát lực mạnh, yếu khi sử dụng cọ.

Cọ xéo cứng (Angled Liner Brush)

Cọ xéo cứng (Angled Liner Brush)

Định hình lông mày bằng angled liner brush

Angled liner brush có thiết kế đầu cọ cứng dạng vạt xéo như lưỡi dao được dùng để nhấn ở đuôi mắt hoặc kẻ mắt với eyeliner dạng gel hoặc dạng bột. Angled liner brush còn được sử dụng để định hình khuôn lông mày và highlight dưới xương lông mày tạo điểm nhấn.

Tiêu chí lựa chọn cọ trang điểm mắt

Mục đích sử dụng

Nếu bạn chỉ có nhu cầu trang điểm mắt đơn giản thì 2 cây cọ để tán bầu mắt và tán màu mắt là đủ. Những cây cọ sử dụng để nhấn màu đuôi mắt hay kẻ mắt sẽ phù hợp hơn với những người có kinh nghiệm, muốn có một lớp trang điểm chuyên nghiệp và cầu kỳ.

Xem thêm: Kẻ mắt bằng chì kẻ mày để nhanh gọn lẹ có được không?

Chất liệu và thành phần lông cọ

Lông cọ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến độ bám và độ chuyển màu của phấn mắt. Dựa trên chất liệu của lông cọ, cọ trang điểm được chia làm 2 loại chính:

Cọ trang điểm tự nhiên

  • Đặc điểm: Lông cọ được làm hoàn toàn từ lông động vật như chồn, ngựa, dê,...
  • Ưu điểm: Loại cọ này đem đến cảm giác êm ái và độ an toàn tuyệt đối cho làn da của người sử dụng. Lông cọ mềm mịn có khả năng bám phấn cực tốt, tán đều phấn trên mắt mà không lo bị vón cục.
  • Nhược điểm: Do được làm hoàn toàn từ lông động vật nên cọ có độ mềm cao, nếu không bảo quản tốt sẽ làm mất dáng cọ. Loại cọ này cũng có nhược điểm là giá thành khá “chát” và dễ mua phải hàng nhái kém chất lượng.

Cọ trang điểm nhân tạo

  • Đặc điểm: Lông cọ có thành phần chính là các sợi tổng hợp như polyester, nylon,….
  • Ưu điểm: Cọ nhân tạo có giá thành phải chăng hơn và bền hơn so với cọ từ lông tự nhiên.
  • Nhược điểm: Sợi lông nhân tạo thường thô và cứng, có thể gây kích ứng hoặc châm chích khi sử dụng tại vùng da mắt nhạy cảm. Thành phần hoá học trong lông cọ cũng có thể gây kích ứng.

Độ chắc của thân cọ

Cảm giác khi cầm cọ cũng là một yếu tố để đánh giá cây cọ có chất lượng hay không. Một cây cọ tốt sẽ có phần cán cọ không quá to hoặc quá dài, được làm từ chất liệu nhựa cao cấp hoặc kim loại mang đến cảm giác nặng tay khi sử dụng, giúp bạn kiểm soát lực tán phấn tốt hơn.

Kết luận

Trên đây là những loại cọ trang điểm mắt nên có trong tủ đồ makeup của bạn. Để phần trang điểm mắt thêm hoàn thiện và thu hút, bạn nên kết hợp thêm bước kẻ chân mày giúp khuôn mặt sáng và có đường nét hơn.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại chì kẻ mày với thiết kế, màu sắc đa dạng đến từ các thương hiệu khác nhau, trong đó không thể bỏ qua chì kẻ mày của M.O.I Cosmetics - một thương hiệu nội địa lớn tại Việt Nam. Với 2 dòng sản phẩm chính là chì kẻ mày Perfect shape eyebrow M.O.I và chì kẻ mày Magic brow pencil M.O.I được thiết kế thông minh với một đầu chì kẻ vạt xéo siêu mảnh và một đầu cọ chải, chì kẻ mày M.O.I giúp mang đến đôi lông mày sắc sảo, tự nhiên chỉ trong một phút. Chì kẻ mày M.O.I có thành phần chính là dầu dừa, sáp, amino acid,... đã được Hàn Quốc và Việt Nam cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn về chất lượng nên bạn có thể an tâm về chất lượng và tính an toàn cho da của sản phẩm.

Sản phẩm hiện đang được bày bán tại hệ thống đại lý, hệ thống chuỗi cửa hàng của M.O.I Cosmetics trên toàn quốc, bạn cũng có thể đặt hàng trực tiếp sản phẩm tại website chính thức của hãng.